Hội thảo “Tiếp cận lưu vực sông – thích ứng với biến đổi khí hậu”
Đăng ngày: 02 Tháng Mười Hai 2014 | Source: www.warecod.org.vn
Ngày 07/11/2014, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng tổ chức hội thảo “Tiếp cận lưu vực sông - Thích ứng với biến đổi khí hậu” tại thành phố Cao Bằng. Hội thảo được đồng tài trợ bởi quỹ Rosa Luxemburg Stiftung và The McKnight Foundation.

Trong giai đoạn 2012-2014, cùng với McKnight Foundation, Rosa Luxemburg, WARECOD cũng nhận được sự tài trợ từ Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida), tổ chức Oxfam nhằm thúc đẩy tiếp cận lưu vực sông, nâng cao năng lực cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực sông Gâm.


Xác định rõ mục tiêu thúc đẩy tiếp cận lưu vực sông và tìm ra những biện pháp thích hợp thích ứng với biến đổi khí hậu,WARECOD đã triển khai đa dạng các hoạt động hướng tới đối tượng là các dân tộc bản địa, đặc biệt là phụ nữ.


Một trong những kết quả được ghi nhận tại hội thảo là việc hoàn thiện báo cáo nghiên cứu lưu vực sông Gâm, xây dựng bản đồ cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao trực tiếp cho các bộ chuyên môn các địa phương trong lưu vực quản lý, sử dụng. Bên cạnh đó, WARECOD cũng hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động các nhóm giám sát sông, các câu lạc bộ ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao ý thức và năng lực của cộng đồng. Tất cả tạo ra nền tảng vững chắc cho những hoạt động trong tương lai.


Đến dự hội thảo là các đại biểu, những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và hỗ trợ WARECOD hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2012-2014. Đó là các đại biểu đến từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thuộc tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, Đại diện UBND tỉnh - chính quyền các xã liên quan, đại diện nhà tài trợ quỹ Rosa Luxemberg, nhóm cộng đồng tại các thôn sinh sống ở tiểu lưu vực sông Gâm và cán bộ dự án của WARECOD.




Mở đầu hội thảo, ông Đàm Văn Riểm- PGĐ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng phát biểu khai mạc hội thảo


Với nhiều năm hợp tác, tổ chức Rosa Luxemburg đánh giá cao các phương pháp cũng như các hoạt động mà WARECOD đã triển khai – Ông Đinh Hoàng Hải, đại diện tổ chức Rosa Luxemburg phát biểu


Bà Bùi Liên Phương – Điều phối chương trình nghiên cứu tổng kết các hoạt động WARECOD đã triển khai trong ba năm (2012 – 2014) tại tiểu lưu vực sông Gâm


Tiến sỹ Nguyễn Duy Bình – Giảng viên khoa Công nghệ thông tin - Học viện Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu về ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) tại hội thảo.


Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phó Giám ĐốcTrung tâm trao bộ cơ cở dữ liệu cho đại diện cơ quan chuyên môn các huyện thuộc tiểu lưu vực sông Gâm



Với mục đích thúc đẩy phương pháp tiếp cận lưu vực sông, nhóm Giám sát dòng sông đã được thành lập tại hai xã Giáp Trung và Lạc Nông tại huyện Bắc Mê. Ông Nông Sĩ Thiện, đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm với các đại biểu tham gia hội thảo


Năm 2014 WARECOD tiếp tục riển khai hai nghiên cứu tri thức địa phương theo phương pháp Thaibaan tại hai huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc. Chị Lý Mùi Chạn – nhóm nghiên cứu viên thôn Nộc Soa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình trình bày kết quả nghiên cứu.


Với mong muốn tiếp tục triển khai các hoạt động tại tiểu lưu vực sông Gâm, các đại biểu tham gia thảo luận về cách thức cũng như phương pháp làm thế nào để WARECOD triển khai các hoạt động một cách hiệu quả và thiết thực nhất đối với cộng đồng. Tại phần thảo luận cách thức để thúc đẩy phương pháp tiếp cận lưu vực sông cũng được các đại biểu đóng góp ý kiến rất nhiệt tình.



Kết thúc buổi hội thảo, Tiến sĩ Trần Hà – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đại diện Ban sáng lập trung tâm WARECOD- tổng kết lại kết quả thảo luận cũng như phát biểu về phương hướng và chiến lược mà WARECOD sẽ tiếp tục triển khai tại tiểu lưu vực sông Gâm

Bài: Nguyễn Hiên - Thanh Huyền
Ảnh: Hải Linh

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin