Giải pháp nào cho bài toán sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đăng ngày: 22 Tháng Sáu 2018 | Source: www.warecod.org.vn
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  (NN&PTNT) đã công bố danh sách 562 điểm sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với chiều dài 786 km. Trong đó, 513 điểm trên chiều dài 520km sạt lở bờ sông, và 49 điểm trên 266 km sạt lở bờ biển. Đáng chú ý có đến 55 điểm rơi và danh sách sạt lở đặc biệt nghiêm trọng. 

An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang là bốn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ vấn đề sạt lở bờ sông. Hiện nay, An Giang là tỉnh có nhiều điểm sạt lở nhất, với 9 điểm sạt lở, tổng chiều dài hơn 19 km. Các điểm sạt lở chủ yếu nằm dọc bờ sông Hậu, đoạn qua thành phố Long Xuyên. Tiếp theo, xếp ở vị trí thứ 2 là tỉnh Cà Mau với 8 điểm, tổng chiều dài lên đến 55 km. Vì vậy đây chính là tỉnh chịu nhiều tác động nhất từ vấn đề sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển. Kiên Giang được xếp ở vị trí thứ 3 trong tổng số 4 tỉnh bị ảnh hưởng do sạt lở nặng nhất, với 5 điểm, tổng chiều dài lên đến 28.5 km, chủ yếu tập trung ở các huyện ven biển. Cuối cùng là Tiền Giang với 5 điểm sạt lở, kéo dài 6.3 km.  Phát biểu với giới truyền thông, ông Hoàng Văn Thắng – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng: “ Chúng ta phải tổ chức lại hoạt động ở ĐBCL bằng cách di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng lớn ra khỏi khu vực ven sông. Chỉ giữ lại vùng đông dân cư, vùng đô thị, đồng thời tăng cường việc khai thác cát, tiếp tục phục hồi những khu vực đã bị sạt lở ở ven biển, trồng lại rừng ngập mặn.” Trả lời về nguyên nhân tại sao vấn đề sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến ngày càng phức tạp, ông Tằng Quốc Chính – Vụ trưởng Vụ Kiểm soát An toàn thiên tai cho biết: “ Từ năm 2010, sau khi Trung Quốc hoàn thành các công trình thủy điện, hồ chứa thì sạt lở bờ sông, xói lỏ bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp.”



Sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra nghiêm trọng và phức tạp (Ảnh: Internet)

Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến hàng triệu hộ dân đang sinh sống tại đây. Với đặc thù sông nước, mà khu vực này hình thành các khu dân cư ven sông, các cơ sở kinh doanh. Vì vậy nếu xảy ra sạt lở thì hậu quả vô cùng nặng nề về vật chất và con người. Không những thế sạt lở còn làm mất đi diện tích sản xuất nông nghiệp, xóa sổ các công trình phòng chống thiên tai. Và hiện nay một trong những vấn đề vô cùng nan giải đó chính là thiếu nước sạch để sinh hoạt cho người dân sống gần khu vực sạt lở. 



Sạt lở đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống người dân, về cả tính mạng lẫn tài sản cá nhân (Ảnh: Internet)

Mặc dù đây không phải là vấn đề mới, nhưng vẫn chưa có cách khắc phục hiệu quả. Đầu năm nay, Nhà nước đã chi 2.500 tỷ đồng cho việc khắc phục sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ đồng ý bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để xử lý 17 điểm sạt lở nghiêm trọng. Theo đó, Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai xây dựng, tu sửa các công trình kè và đê mềm chống sạt lở taị các khu vực sạt lở, tăng cường quản lý việc khai thác cát trên sông, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp bền vững tại các khu vực này. Rà soát quy hoạch xây dựng đô thị, các khu dân cư. Trồng rừng, ngăn chặn phá rừng tại ven biển, cửa sông. Chủ động phối hợp với các nước ở thượng nguồn sông Mê Công như Lào, Trung Quốc để điều tiết dòng chảy. 



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Việc phòng chống và khắc phục sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không chỉ còn là vấn đề của Thủ tướng Chính phủ , các cán bộ, ban ngành, địa phương mà còn là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân.  

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin