Khai thác đá đe dọa sông nội tỉnh lớn nhất Đồng Nai
Đăng ngày: 26 Tháng Mười Một 2018 | Source: Thanh niên
Sở TN-MT Đồng Nai lo ngại tình trạng khai thác đá nằm 2 bên sông Buông (đoạn qua xã Phước Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) khiến cho dòng chảy bị biến đổi, thậm chí khô nước, thành con sông chết.

Sông Buông khởi nguồn từ suối Đá Bàn, nằm trên cao nguyên An Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai). Từ TX.Long Khánh con sông chảy ngoằn ngoèo qua H.Trảng Bom, về TP.Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai. Với chiều dài 52 km, sông Buông là con sông nội tỉnh lớn nhất Đồng Nai
.
Trong quyết định phê duyệt quy hoạch tài nguyên trên địa bàn đến năm 2020 (ban hành năm 2012), UBND Đồng Nai xem sông Buông và lưu vực của nó là nguồn tài nguyên quan trọng, khi đặt mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho khoảng 233.000 người; cấp 100 m3/ngày cho các khu công nghiệp; đảm bảo nguồn nước pha loãng cho các đoạn sông tiếp giáp với nguồn nước thải của khu công nghiệp, khu dân cư; ngoài ra còn đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng trăm héc ta lúa, 1.000 ha công cây công nghiệp hằng năm và 13.000 ha cây công nghiệp lâu năm.

Thế nhưng, hiện tại sông Buông đoạn chảy qua xã Phước Tân (TP.Biên Hòa) đang bị các mỏ đá đe dọa, khiến Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai lo lắng khi dòng chảy bị biến đổi, thậm chí khô nước, thành con sông chết.

Theo Phòng Khoáng sản (thuộc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai), khu vực cụm mỏ Phước Tân (xã Phước Tân) đang có 10 mỏ đá hoạt động. Các mỏ này được cấp phép (UBND tỉnh Đồng Nai cấp) khai thác thời gian từ 4 - 25 năm, trên diện tích 403 ha, tổng khối lượng khai thác là 130 triệu m3, độ sâu trung bình từ 60 - 80 m.



Các mỏ đá khai thác cạnh sông Buông và có độ sâu từ 60 - 80 m

Bà Võ Niệm Tường, Trưởng phòng Khoáng sản, cho biết theo quy hoạch 10 mỏ đá này đều nằm cặp hai bên sông Buông, trong đó có 5/10 mỏ khai thác cách sông buông chỉ 50 m, chiều dài mỗi mỏ hàng trăm mét. Chính điều này đã khiến Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai lo ngại.

Mới đây, tại cuộc họp với UBND tỉnh, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai Nguyễn Ngọc Hưng đã nêu vấn đề này. Ông Hưng cho rằng thời điểm hiện tại thì chưa có gì xảy ra, nhưng nếu sau này khi các mỏ đá khai thác xong để lại các hố sâu từ 60 - 80 m, lại cặp 2 bên bờ sông Buông có nguy cơ tác động đến dòng chảy.

Trả lời Thanh Niên, ông Hưng cho biết trước khi được cấp phép hoạt động các mỏ đá trên đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hợp lệ nhưng đó là riêng từng mỏ, còn đánh giá chung cả 10 mỏ trong việc ảnh hưởng đến sông Buông thì chưa.
“Sau khi tôi báo cáo lên UBND tỉnh, thì lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe và chỉ đạo Sở TN-MT sớm tìm đơn vị tư vấn có chuyên môn giỏi, để thuê đánh giá tác động môi trường một cách tổng thể, xem khi khai thác xong thì tác động đến sông Buông như thế nào? Sông Buông khi đó có còn nước hay không, bị biến đổi dòng chảy ra sao?”, ông Hưng nói.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin