Thư gửi lãnh đạo bốn nước Mê Kông về việc ngăn chặn dự án xây dựng đập Don Sahong
Đăng ngày: 07 Tháng Mười Một 2013 | Source: www.warecod.org.vn


Kính gửi ngài Samdech Akeak Moha Sena Padey Decho Hun Sen, thủ tướng Vương quốc Campuchia

Kính gửi ngài Thongsing Thamavong, thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào

Kính gửi ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Kính gửi bà Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Thái Lan

Ngày 01, tháng 11 năm 2013

V/v: Hiểm họa đối với sông Mê Kông: Yêu cầu khẩn cấp từ lãnh đạo các quốc gia về việc ngăn chặn dự án xây dựng đập Don Sahong

Thưa các quý vị

Chúng tôi, Liên minh Bảo vệ sông Mê Kông, vô cùng lo lắng trước kế hoạch xây dựng đập Don Sahong ở chính giữa thác Khone của chính phủ Lào vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của sông Mê Kông. Dự án Don Sahong sẽ gây nên những thiệt hại không thể bù đắp đối với thác Khone cũng như dòng sông yêu thương của chúng ta – sông Mê Kông.

Thậm chí, thác Khone đã từng được ban thư ký của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) ví như một khu vực sinh thái đặc trưng, về cơ bản có thể coi là mô hình thu nhỏ của toàn bộ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Từ đó, họ đi đến kết luận “khu vực này cực kỳ hiếm có trong tự nhiên, vì vậy chúng ta phải làm bất cứ điều gì có thể để bảo tồn thác Khone khỏi các hoạt động phát triển.”

Đập Don Sahong sẽ làm thay đổi nghiêm trọng đến thác Khone và lưu vực sông Mê Kông. Đập này sẽ tạo nên hàng rào biệt lập ở kênh Hou Sahong, nơi các chuyên gia về ngư nghiệp ghi nhận là một trong những địa điểm tồi tệ nhất để xây đập vì nó là đường di cư của lượng cá lớn nhất trên sông Mê Kông, và đóng góp vào ngư trường trong đất liền lớn nhất thế giới. Nguy hiểm hơn, hơn hai triệu mét vuông diện tích lòng sông Mê Kông sẽ bị nạo vét nhằm tăng dòng chảy vào kênh Hou Sahong.

Với công suất lắp đặt là 260MG, lợi ích của đập này mang lại quá nhỏ so với những hậu quả tiêu cực đến ngư nghiệp và sinh kế địa phương cũng như an ninh lương thực của hàng triệu người sống ở Lào và các nước láng giềng khác như Campuchia, Thái lan, và Việt Nam. Dự án cũng sẽ đe dọa những loài cá nhập cư quý hiếm và được toàn thế giới công nhận như Pangasius, krempfi, Pangasianodos gigas, Probarbus jullieni, và Probarbus leabeamajor. Nguy cơ làm tổn hại đến sự ổn định khu vực cũng sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng khi những căng thẳng đang tồn tại giữa các quốc gia ngày càng trở nên trầm trọng.

Chúng tôi không tin tưởng lắm vào khả năng của MRC hay Hiệp định Mê Kông năm 1995 trong việc giải quyết mối đe dọa đên từ dự án đập Don Sahong và những dự án khác thực hiện trên khu vực sông Mê Kông. Một biểu hiện rõ ràng là MRC thất bại trong việc giải quyết những bất đồng của các nước thành viên trong việc liệu có nên duy trì hay loại bỏ quy trình ‘tham vấn trước’ đối với đập Xayaburi.

Hơn nữa, chính phủ Lào cho rằng đập Don Sahong “không nằm trên dòng chính của sông Mê Kông”, do đó sẽ chỉ cần quy trình ‘thông báo trước’ chứ không cần ‘tham vấn truớc’. Chúng tôi hoàn toàn phản đối tuyên bố này vì rõ ràng dự án đập Don Sahong là dự án trên dòng chính và sẽ ảnh hưởng nặng nề đến dòng chảy và ngăn cản các loài cá di cư và liên quan mật thiết đến vấn đề xuyên biến giới. Vì những nguyên do trên, chúng tôi khẳng định MRC sẽ thất bại nếu chỉ chính phủ Lào nắm giữ trách nhiệm trong vấn đề này.

Chúng tôi có cùng chung mối quan tâm về những tác động tiềm tàng và sự thiếu minh bạch xung quanh dự án đập Don Sahong với nhiều lãnh đạo chính phủ của các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, bao gồm Bộ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Môi trường Campuchia, và các thành viên Hội đồng sông Mê Kông Thái Lan. Để nhận thức sâu sắc mối quan tâm ấy, chúng tôi mong muốn các quốc gia này yêu cầu CHDCND Lào tôn trọng tinh thần hợp tác thực thụ này.

Do dự án đập Don Sahong cũng như các dự án khác trên vùng sông Mê Kông có nhiều điều không rõ ràng, những ý tưởng về các dự án này phải dừng lại. Khung liên ngành mới phải nhanh chóng rà soát, gạn lọc, và xử lý được những vấn đề nổi trội thông qua nghị quyết cấp khu vực dựa vào các quy luật về minh bạch và sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Những nghiên cứu cần thiết, bao gồm đánh giá về ảnh hưởng xuyên biên giới của các dự án, cũng cần được tiến hành để có được những quyết định đúng đắn dựa trên thông tin rõ ràng.

Do đó, chúng tôi, Liên minh Bảo vệ sông Mê Kông, kêu gọi các quý vị hợp tác trong việc nhận thức được tinh thần của những Hiệp ước về sông Mê Kông, và có những can thiệp cần thiết nhằm ngăn chặn ngay dự án xây dựng đập Don Sahong đồng thời không cho phép thêm các dự án khác thực hiện trên sông Mê Kông vì lợi ích của cư dân nơi đây.

Xây dựng dự án thủy điện quy mô lớn ở lưu vực sông Mê Kông chính là tước đi sự sống của Mẹ Thiên Nhiên cũng như sinh kế của hàng chục triệu cư dân sống ở đó với danh nghĩa ‘phục vụ cho sự phát triển’. Do đó, việc đưa ra quyết định không phải thuộc riêng một quốc gia nào, các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông phải nhận thức được rằng cư dân của họ có quyền lợi như nhau trong những quyết định như vậy.

Kính thư,

Thành viên của Liên minh Bảo vệ sông Mê Kông:


Mạng lưới bảo vệ 3S

Both ENDS

Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội (CSRD)

Culture and Environment Preservation Association (CEPA)

Fisheries Action Coalition Team (FACT)

Focus on the Global South

GreenID

Ian Baird, Khoa Địa lý, Đại học Wisconsin-Madison

Tổ chức Sông ngòi Quốc tế

Mê Kông Watch

Mê Kông Watch Tasmania

NGO Forum on Cambodia

PanNature

The Corner House

Mekong Energy and Ecology Network (MEE Net)

Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA)Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN)

Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD)

World Rainforest Movement (WRM)



 

 

 

 

 

 

 


Liên minh Save the Mekong,

C/O 409 Soi Rohitsuk (Ratchadapisek Soi 14), đường Pracharajbampen, Huay Kwang, Băng-cốc, 10320 THÁI LAN.
Điện thoại: (66) 02 691 0718-20 Fax: (66) 02 691 0714


(Dịch: Hoàng Thị Kiều Anh)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin