Những con đập sẽ không giải quyết hoàn toàn các vấn đề năng lượng của Châu Phi
Đăng ngày: 15 Tháng Chín 2014 | Source: bdlive.co.za
Các chuyên gia ngành nước của thế giới đã họp tại Stockholm vào ngày 4/9, nhân sự kiện Vua Carl Gustav trao tặng giải thưởng về nước cho John Briscoe, giáo sư Đại học Havard đồng thời là cựu quản lý về tài nguyên nước của Ngân Hàng Thế Giới. Sau nhiều năm dành thời gian cho hệ thống điều lệ quốc tế về tài nguyên nước, Briscoe cho biết, ông “là người hay gây ra các cuộc tranh luận và tự hào về điều đó “. Thật vậy, sự lựa chọn này từ ban giám khảo của giải thưởng đã đặt ra những bàn cãi về cách thức quản lý tốt nhất nguồn tài nguyên nước vì lợi ích chung của tất cả mọi người.



Ngay từ giai đoạn chuyển giao thế kỷ, John Briscoe đã tham gia vào chiến dịch vận động quan trọng của thế giới đối về các con đập lớn tại châu Phi và các lục địa khác. Trong thế kỷ 20, châu Âu đã khai thác được gần 80% tiềm năng thủy điện, trong khi Châu Phi mới chỉ là 8%. Briscoe khẳng định, việc từ chối cung cấp quỹ cho xây dựng nhiều đập hơn ở Châu Phi hiện nay thực sự là một hành động “giả nhân giả nghĩa”.

 

Châu Phi đã cố gắng đi theo con đường trước đó của châu Âu để phát triển công nghiệp. Vào những năm 1960 và 1970, với nguồn ngân sách và tư vấn từ Ngân Hàng Thế Giới cùng các tổ chức khác, chính phủ của các quốc gia mới độc lập đã xây dựng các con đập lớn, với mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đập Kariba trên sông Zambezi, đập Akosombo trên sông Volta and Đập Inga 1 và 2 trên sông Congo là những ví dụ nổi bật cho lựa chọn này.

 

Những con đập quy mô lớn hóa ra không phải là một biện pháp hữu hiệu mà lại là một cản trở lớn tới sự phát triển của châu Phi. Chi phí nằm ngoài vòng kiểm soát của chúng đang tạo ra gánh nặng nợ khổng lồ, trong khi hiệu suất làm việc lại không đạt được như mong đợi. Lợi ích của những con đập này chủ yếu nằm trong tay các công ty khai thác khoáng sản và các tầng lớp trung lưu thành thị, trong khi những người dân tại vùng nông thôn thì bị bỏ lại trong sự kiệt quệ bất lực. Châu Phi đã trở thành khu vực phụ thuộc nhiều nhất vào thủy điện trên thế giới. Khi lượng mưa đang trở nên khó đoán trước, châu lục này sẽ rât dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.

 

Vào năm 2008, các công ty khai thác khoảng sản đã tiêu thụ lượng điện lớn hơn toàn bộ lượng điện của dân cư tại vùng cận sa mạc Sahara - Châu Phi. Sau hàng chục tỷ đô la viện trợ nước ngoài đã được dành cho các dự án năng lượng, nhưng 69% dân số của lục địa vẫn tiếp tục sống trong tình trạng thiếu điện. Bằng việc ưu tiên nhu cầu của các công ty khai khoảng sản và các thành phố lớn trong vùng dân cư nông thôn, các dự án đập mới nhất của Ngân Hàng Thế Giới tại châu Phi sẽ tiếp tục làm gia tăng sự bất bình đẳng về năng lượng.

 

Trong khi đó, các cộng đồng bị di dời bởi các con đập Kariba và Inga đã liên tục đấu tranh đòi bồi thường trong hàng thập kỷ khi các dự án được xây dựng. Bởi những người dân nghèo đã phải bỏ tiền ra nhưng không thu lại được những lợi ích của các khoản đầu tư này, Ủy Ban Thế Giới về đập đã phát hiện ra rằng những con đập “có thể khai thác các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả từ một nhóm người này và phục vụ cho một nhóm khác “. Những người dân Tonga bị di dời bởi con đập Kariba phải chịu hậu quả là nạn đói, cho tới ngày nay vẫn chưa có nước sạch và điện mặc dù hồ chứa thủy điện lớn ở sát nơi họ sinh sống.

 

May mắn thay, hiện nay đã có những biện pháp giải quyết mà không phải hy sinh một nhóm người cho những lợi ích của nhóm khác. Gió, năng lượng mật trời và năng lượng địa nhiệt đang bắt đầu cạnh tranh với thủy điện. Không giống những những con đập lớn, các nguồn năng lượng này là không phụ thuộc vào các lưới điện tập trung, nhưng có thể phục vụ các nhu cầu của dân số khu vực nông thôn tại bất cứ nơi đâu họ sống. Đây là lý do Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế khuyến cáo rằng phần lớn viện trợ năng lượng nước ngoài sẽ dành cho sự phân cấp các nguồn năng lượng tái tạo nếu như mục tiêu năng lượng bền vững cho toàn bộ vào năm 2030 được đáp ứng. Một điều khác nữa, danh mục đầu tư phân cấp của dự án năng lượng tái tạo cũng sẽ hỗ trợ các nước châu Phi vững vàng trước biến đổi khí hậu hơn là đặt cược toàn bộ vào một vài con đập lớn.

 

Không phải chỉ vì châu Âu đã phát triển các con đập lớn trong thế kỷ 20 mà Châu Phi phải làm điều tương tự vào ngày nay. Trong lĩnh vực viễn thông, châu Phi đã có bước nhảy vọt đầy thành công so với mô hình điện thoại cố định của châu Âu và đã dựa vào các công ty điện thoại di động để phần đông dân cư có thể truy cập. Giống như tháp viễn thông, các dự án năng lượng gió, mặt trời và vi thủy điện có thể được xây dựng một cách nhanh chóng, gần nơi mà mọi người cần chúng và không gặp phải tác động lớn từ thiên nhiên.

 

Những con đập lớn có thể vẫn có ý nghĩa trong những tình huống cụ thể, những tương lai của châu Phi rất rạng ngời. Chúng tôi đánh giá cao rằng John Briscoe đã gửi một điều mới mẻ trong cuộc tranh luận có tính quan trọng về các con đập lớn. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, Giải thường ngành nước Stockholm sẽ được để tán dương các biện pháp cho tương lai thay vì quá khứ.

 

Rudo Sanyanga
(Phạm Xuân Tùng dịch)
----------------------------------------------------------------------------
Là người Zimbabwe, Rudo Sanyanga có bằng tiến sĩ trong về Hệ thống sinh thái thủy sinh của Đại học Stockholm. Cô là Giám đốc Chương trình  người Châu Phi của dự án Sông ngòi Quốc tế và có trụ sở tại Pretoria.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin