Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu nghiên cứu thêm về đập trên sông Mê Kông
Đăng ngày: 27 Tháng Bảy 2012 | Source: www.warecod.org.vn
Ngoại trưởng Mỹ đã yêu cầu Lào nghiên cứu thêm về con đập thủy điện 3,6 tỷ USD trên sông Mê Kông, con đập bị các nước lân cận phản đối.Trong chuyến thăm Lào lần đầu tiên sau 57 năm, bà Hillary Clinton Ngoại trưởng Mỹ đã yêu cầu Lào nghiên cứu thêm về con đập thủy điện 3,6 tỷ USD trên sông Mê Kông, con đập bị các nước lân cận phản đối.

Chuyến đi này là một phần của quá trình mở rộng của Mỹ xuyên suốt khu vực Châu Á, để gia tăng sự can thiệp can thiệp vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, mặt khác nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Lào, một quốc gia không có biển, với 6 triệu dân, nằm giáp biên giới Trung Quốc, có kế hoạch mở rộng công suất phát điện và bán điện cho nước láng giềng.

Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong đảm bảo với bà Clinton rằng các dự án điện Xayaburi sẽ không tiến hành mà không có sự chấp thuận từ các nước láng giềng, theo một quan chức Bộ Ngoại giao không được uỷ quyền phát biểu. Lào có kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế về dự án để giảm bớt mối lo ngại, vị quan chức này nói.
                           

Con đập vẫn còn là một khu vực gây tranh cãi khi Mỹ tìm cách mở rộng sự can thiệp với Lào, vẫn đang đấu tranh với chất nổ còn sót lại từ chiến tranh Việt Nam. Bà Clinton đã cùng thảo luận về các chất nổ gây chết người, cũng như thống kê số người Mỹ vẫn còn mất tích, theo một tuyên bố chung. Lào là nền kinh tế nhỏ nhất trong số các thành viên của ASEAN.

Dự án đập Xayaburi có thể mở đường cho bảy con đập khác mà Lào có kế hoạch xây dựng trên sông Mekong. Chính phủ đã nhằm mục đích thuyết phục các nước láng giềng bằng cách đưa ra nghiên cứu được ủy quyền từ Compagnie Nationale du Rhône (CNR) và Poyry Energy AG, một công ty từ Thụy Sĩ.

"Cả hai báo cáo của CNR và Poyry đã chỉ ra rằng dự án tạo ra tác động không đáng kể đối với vấn đề môi trường và xã hội", Xaypaseuth Phomsoupha, Tổng giám đốc của Bộ Năng lượng và Khoáng sản của Lào, phát biểu trước các phóng viên tại Bangkok ngày 20 tháng 6. “Trong khi Lào xây dựng các đường dẫn vào và  các cơ sở hạ tầng trên khu vực xây đập, việc xây dựng trên sông sẽ không bắt đầu nếu không có sự đồng thuận từ các nước láng giềng của chúng tôi”, ông nói.

Việt Nam đã đề nghị hoãn lại 10 năm tất cả các dự án thủy điện liên quan đến vấn đề môi trường trên sông, xuyên suốt từ Myanmar, Thái Lan và Campuchia và từ đầu nguồn con sông ở cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc. Khoảng 60 triệu người sinh sống dọc theo sông Mê Kông phụ thuộc vào con sông và các nhánh của nó về nguồn nước, thực phẩm và giao thông.

Trong năm 2010, Thái Lan đã thực hiện một thỏa thuận ban đầu để mua 95% điện năng từ nhà máy thủy điện Xayaburi, sẽ có công suất 1.285 MW.



Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

 

              
Ch Karnchang Pcl (CK), công ty xây dựng lớn thứ 3 Thái Lan tính theo giá trị thị trường, sở hữu 57,5% cổ phần của dự án Xayaburi. PTT Pcl (PTT), công ty lớn nhất của Thái Lan, có 25% cổ phần và Electricity Generating Pcl (EGCO) sở hữu 12,5%.

Theo báo cáo, trong các cuộc họp với Thủ tướng và Phó Thủ tướng của Lào, bà Clinton đã thảo luận về  vấn đề bảo vệ môi trường, việc Lào gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và việc tái hòa nhập của các dân tộc thiểu số Hmong  đã sang Thái Lan trong năm 2009. ,Theo Bộ Ngoại giao, Mỹ đã tái định cư 130.000 người Hmong sang Thái Lan từ năm 1975 đến năm 1996.

Không được phép của Quốc hội, các máy bay Mỹ đã thả một lượng bom tương đương với một máy bay tại Lào 8 phút một lần, 24 giờ một ngày, trong suốt năm 1964 đến 1973, theo  nhóm vận động chính sách phi lợi nhuận Legacies of War có trụ sở tại Virgina, Mỹ.

Với mục đích ngăn chặn cộng sản xâm nhập trên bộ và làm gián đoạn giao thông miền Bắc Việt Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, các vụ đánh bom khiến cho Lào trở thành nước bị đánh bom nặng nề nhất, theo bình quân đầu người trong lịch sử. Một tấn bom được thả xuống mỗi người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em tại Lào vào thời điểm đó.

Hiện tại, theo tổ chức Legacies of War, ước tính có khoảng 1/3 diện tích đất ở Lào vẫn không sử dụng được vì bom mìn, không thể sản xuất lương thực hay phát triển. Trong vòng 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, 20.000 người đã bị giết hoặc bị thương tật bởi chất nổ chưa hoạt động còn ẩn sâu trong lòng đất.

Brett Dakin, người đứng đầu Ban giám đốc Legacies of War, cho biết trong một e-mail rằng chuyến thăm của bà Clinton chứng minh rằng bà đã nhận ra mỗi liên kết giữa các quốc gia kém phát triển của các khu vực hạ Mê Kông, là chìa khóa cho sự ổn định và phát triển trong khu vực. “Tuy nhiên Lào sẽ không phát huy đầy đủ tiềm năng chừng nào đất đai vẫn còn nhiều bom mìn như hiện nay”.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT NÀY
Họ và tên : *  
Địa chỉ :  
Email : *  
Nội dung : *
Mã bảo vệ :

 

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin