Những băn khoăn về đập tại Trung Quốc
Đăng ngày: 24 Tháng Mười 2012 | Source: www.warecod.org.vn

Thứ Ba, 23/10/2012 - Shane Worrell, Thời báo Phnome Penh

Các nhà hoạt động môi trường cho hay, khi chương trình về đập của Trung Quốc đang sắp tiền hành, nhiều băn khoăn vẫn còn bỏ ngỏ liệu các đập thủy điện ở thượng lưu sông Mê Công ở Trung Quốc có làm tình hình xấu thêm trong suốt đợt hạn hán tồi tệ năm 2010.

Khi đơn vị sản xuất điện đầu tiên được khởi động tháng trước ở đập thủy điện khổng lồ cao 262 m ở Trung Quốc, và sẽ là đập thủy điện lớn nhất nước này khi nó được hoàn thành vào năm 2014.

Nhật báo Trung Hoa cho biết thêm, nghiên cứu sâu cho thấy các tác động tiềm tàng của Nuozhadu và các con đập khác đối với các nước hạ lưu vực – bao gồm Campuchia, nơi cộng đồng ngư dân dọc sông Mê công rất lo ngại về đập Xayaburi – sẽ được giảm thiểu tối đa.

Nghiên cứu chỉ ra rằng “nước chảy từ đoạn sông ở Trung Quốc chỉ chiếm 13,5% lưu lượng cả dòng sông, điều này khiến cho việc phát triển thủy điện của nước này có ít ảnh hưởng đến hạ lưu vực.

Tuy nhiên, Ame Trandem, giám đốc chương trình Đông Nam Á của International Rivers cho biết, đoạn sông chảy qua Trung Quốc (gọi là Lan Thương), cung cấp đến 50% tổng lưu lượng dòng chảy vào mùa khô, trong khi Campuchia lại phụ thuộc nhiều nhất vào con sông này.

Trandem cho hay, một ví dụ về tầm quan trọng của dòng chảy này đối với các quốc gia vùng Mê Công là đợt hạn hán năm 2010 – đợt hạn hán tồi tệ nhất trọng 50 năm – khi Trung Quốc bắt đầu tích nước hồ chứa cho con đập Tiểu Loan quy mô lớn với công suất 4.200 MW.

Bà cho biết: “Việc này khiến tình hình hạn hán ngày càng tồi tệ, vì trong mùa khô năm đó có rất ít mưa.”

“Về bản chất, họ đã giữ lại lượng nước đáng lẽ sẽ chảy xuống hạ nguồn.”

Trandem cho hay, Liên minh Save the Mekong đã viết lên Ủy hội Sông Mê Công (MRC), đề nghị làm rõ về tác động tiềm tàng của các con đập ở Trung Quốc đối với tình hình hạn hán và MRC hứa sẽ trả lời bằng một báo cáo chi tiết.

Liên minh này vẫn chưa nhận được phân tích đó, trong khi Trung Quốc không bị bắt buộc phải cung cấp thông tin chi tiết của nghiên cứu họ đã thực hiện cho các quốc gia Mê Công.

Trong một email phản hồi tuần này, thư kí MRC cho biết họ chưa thực hiện một phân tích cụ thể nào về ảnh hưởng của các con đập tại Trung Quốc đối với Campuchia trong suốt mùa khô năm 2010.

“MRC đã đưa ra nhiều báo cáo đánh giá vào đợt hạn hán năm 2010 và cũng tiến hành phân tích theo yêu cầu của các nước thành viên.”

Trung Quốc cũng đưa ra các dữ liệu bổ sung. Năm 2010, MRC đã cung cấp phân tích về tình trạng hạn hán trong một phần viết được biên tập đăng trên Thời báo Bangkok.

“Phân tích cho thấy mực nước thấp ở Mê Công và các nhánh của nó gây ra do điều kiện tự nhiên cực đoan. Lượng mưa ít trong mùa khô sau khi mùa mưa chấm dứt sớm đặc biệt vào năm 2009 dẫn đến mực nước thấp nhất trong ít nhất 50 năm qua.”

Srisuwan Kuankachorn, đồng giám đốc của Liên minh Towards Ecological Recovery and Regional, một thành viên của Save the Mekong phát biểu việc tìm kiếm mối liên hệ giữa các đập tại Trung Quốc và tình trạng hạn hán năm 2010 tại Campuchia không phải là quá “sự phóng đại”.

Trung Quốc đã thông báo kế hoạch cho ít nhất bảy đập thủy điện trên phần sông Mê Công ở lãnh thổ nước này, mặc dù các báo cáo bên ngoài cho biết nước này lên kế hoạch xây dựng nhiều đập hơn.

Liên hệ với phóng viên: Shane Worrell tại shane.worrell@phonmpenhpost.com

Nguồn: http://www.phnompenhpost.com/index.php/2012102359350/National-news/questions-over-china-dams.html

Dương Hằng dịch

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin