Quá trình ra quyết định đối với dự án thủy điện vừa và nhỏ
Đăng ngày: 30 Tháng Mười Hai 2013 | Source: www.warecod.org.vn
Hồ thuỷ điện Séo Mý Tỷ - huyện Sa Pa
Ngày 19/12/2013 tại tỉnh Lào Cai, dự án nghiên cứu “Quá trình ra quyết định đối với dự án thủy điện vừa và nhỏ (nghiên cứu trường hợp điển hình ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)” nhóm nghiên cứu VRN đã trình bày trước những đại biểu các sở, ban ngành liên quan của tỉnh sau 2 tháng thực hiện (tháng 10 – 12/2013).
Mục tiêu Hội thảo nhằm thu thập các ý kiến tham góp cho kết cuối cùng về việc đánh giá lại quá trình thực hiện đối với một dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện như thế nào, các lỗ hổng trong quá trình ra quyết định, nhằm đưa ra những đề xuất cải thiện quá trình thực hiện đó được tốt hơn. Báo cáo được các đại biểu tham dự Hội thảo đóng góp nhiều ý kiến bổ ích và những thông tin mang tính khả thi về những kiến nghị mà báo cáo đề cập về sự thay đổi có thể đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa. Các ý kiến tập trung vào các vấn đề như sau:


(1) Trên cơ sở thường xuyên rà soát lại Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh Lào Cai để thắt chặt và cân nhắc kỹ lưỡng các loại dự án này. Đến điểm hiện nay cần phải dừng lại và loại bỏ tất cả các thủy điện vừa và nhỏ ở huyện Sa Pa, vì mục tiêu ưu tiên phát triển du lịch văn hóa.


(2) Do việc triển khai thực hiện quy hoạch chưa đồng bộ, đặc biệt là đấu nối đường dây truyền tải điện, tiến độ đầu tư các dự án chưa phù hợp với tiến độ phát triển phụ tải và lưới điện truyền tải. Do vậy, có nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ xây dựng xong nhưng không có đường đấu nối vào lưới điện quốc gia đã gây ảnh hưởng lớn tới vận hành và sản xuất điện. Ngoài ra thiếu sự phối hợp trong các quy hoạch ngành và thủy điện, nên đến nay tỉnh Lào Cai chưa có Quy hoạch thủy lợi. Bên cạnh đó Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 có  tính đến năm 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt (Quyết định số 7821/QĐ-BCT ngày 20/12/2012), nhưng việc triển khai quy hoạch này chậm hơn so với tốc độ phát triển các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.


(3) Việc xem xét năng lực tài chính của các nhà đầu tư cũng là vấn đề cần cải tiến. Đã có rất nhiều trường hợp năng lực nằm trên giấy tờ thì đủ, nhưng thực tế cho dự án thì thiếu.


(4) Chính phủ cần ban hành khung giá mua điện hợp lý để giảm bớt những khó khăn cho các nhà đầu tư. Việc đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp lưới điện 220kV và 110kV có đủ khả năng truyền tải điện từ các dự án thủy điện khi đã hoàn thành phát điện là bức thiết. Bộ Tài chính cần xem xét về chính sách thuế tài nguyên nước, theo quyết định số 284/QĐ-BTC ngày 14/2/2012 của Bộ tài chính.


(5) Thủ tục hành chính chậm chạp và chồng chéo trong quá trình vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Giấy phép đầu tư thủy điện là giấy phép tổng thể, nhưng việc xin giấy phép sử dụng nước mặt rất khó khăn trước khi vận hành phát điện. Cũng vào giai đoạn chuẩn bị vận hành nhà máy, doanh nghiệp phải xin thêm Giấy phép hoạt động điện lực (quyền điều khiển, điều hành nhà máy, điều hành đường dây), trong khi doanh nghiệp có thể có đủ năng lực để điều hành đường dây, nhưng bắt buộc phải thuê cơ quan Nhà nước điều hành với giá rất cao.


 (6) Hầu hết các nhà đầu tư khi thực hiện xây dựng là vi phạm các quy định bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, thiếu cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm, quản lý chất lượng chưa chặt chẽ. Thậm chí một số dự án còn chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn đập.


 (7) Sự tham gia của các tổ chức  Hội nghề nghiệp , các tổ chức phi chính phủ và các  viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành trong quá trình ra quyết định cho phát triển thủy điện vẫn còn hạn chế. Do vậy trong quá trình triển khai đã nảy sinh xung đột và tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp.


 (8) Đã hình thành Quỹ phục hồi môi trường rừng thu từ các dự án thủy điện, nhưng việc trồng rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Địa phương có dự án thủy điện nhưng lại không có quỹ đất để trồng rừng, phải trồng sang địa bàn huyện khác.


Hội thảo đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, chia sẻ và trách nhiệm cao vì sự phát triển bền vững môi trường và văn hóa ở địa bàn du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.

Tin bài: Tú Oanh

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÔM LÚA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

XẢ THẢI BỨC TỬ NGUỒN NƯỚC NHỮNG HÌNH ẢNH KINH HOÀNG Ở BẮC NINH

Đằng sau những ánh sáng trắng

Local knowledge research in the Mekong delta

Tra cứu ấn phẩm
Nhận bản tin